Dự án “Độc tố trong sinh vật biển và an toàn thực phẩm biển” (2010-2017)

Giới thiệu

2016 4 14 h1Một số loài sinh vật biển có chứa độc tố gây ngộ độc thực phẩm. Bản thân chúng tiết ra chất độc hoặc tích chữ độc tố từ các nguồn có thể nhận biết được hoặc không thể xác định. Trong đó một số loài, đặc biệt là sinh vật nguyên sinh, như tảo cát và tảo đơn bào hai roi, chuyển độc tố của chúng sang các sinh vật khác thông qua chuỗi thức ăn gây ngộ độc cho sinh vật sử dụng chúng làm thức ăn. Con người khi ăn những sinh vật tích lũy độc tố này cũng sẽ bị ngộ độc và đã có người chết vì ngộ độc. Hiện tượng này được biết đến như là ngộ độc cá và động vật có vỏ, trong đó động vật có vỏ và các động vật ăn lọc khác trở nên độc vì chúng đã ăn sinh vật nguyên sinh có chứa độc tố. Các loài sinh vật biển có chứa độc tố khác như cua bùn, sam, bạch tuộc đốm xanh, ốc biển, cá bống trắng, cá nóc biển và cá nóc nước ngọt cũng được tìm thấy ở hầu hết các nước trong khu vực Châu Á.

2016 4 14 h2Sự bùng nổ các ca ngộ độ do ăn thực phẩm biển có chứa độc tố đã gây ra vấn đề nghiêm trọng cho các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản vì nó làm tổn thất rất lớn về mặt kinh tế. Hơn nữa, sự xuất hiện của hiện tượng ngộ độc làm biến đổi cuộc sống thường ngày của con người. Một số độc tố có độc tính rất cao gây chết người. Các ca ngộ độc này sảy ra chủ yếu do thiếu sự hiểu biết về an toàn thực phẩm và kiến thức về các loài động vật thủy sinh có độc tố. Một yêu cầu bức thiết đối với các nước trong khu vực Châu Á là nâng cao nhận thức về bản chất của các sinh vật biển được dùng làm thực phẩm, đặc biệt là về những loài có thể gây ra vấn đề đối với sức khỏe. Trong dự án này, chúng tôi sẽ xuất bản hai hoặc ba cuốn sách nhỏ nhằm giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng, ví dụ như ngư dân, học sinh và những người liên quan khác về những sinh vật biển được dùng làm thực phẩm có chứa độc tố này.

Ban điều hành

Phụ trách Dự án:

TS. Đào Việt Hà, Viện Hải dương học, Việt Nam

Thành viên:

TS. Chengchu Liu, Trung Quốc
TS. Somchai Bussarawit, Thái lan
TS. Ulysses M. Montojo, Philippines
TS. Samsur Mohamad, Malaysia
TS. Po-Teen Lim, Malaysia
TS. Chee Yew Leong, Singapore
TS. Phạm Xuân Kỳ, Việt Nam
TS. Chui-Pin Leaw, Malaysia
GS.TS. Masaaki Kodama, Nhật Bản
GS.TS. Yasuwo Fukuyo, Nhật Bản

Hoạt động

Hội thảo
Từ năm 2010, dự án đã được triển khai thực hiện chủ yếu thông qua việc tổ chức các hội thảo, khóa tập huấn, cũng như các hoạt động liên quan khác.

2016 4 14 h3

Hội thảo lần thứ tư của dự án WESTPAC "Sinh vật biển độc hại" (WESTPAC-TMO-IV) được tổ chức tại Viện Hải dương học, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam vào ngày 24 tháng 4 năm 2014. Mục đích của hội thảo nhằm xem xét lại tiến độ biên dịch cuốn sách tiếng Anh có tựa đề “Ciguatera: Field Reference Guide” sang các thứ tiếng địa phương và thảo luận hoạt động sắp tới của dự án TMO trong thời gian 2014-2015 về ngộ độc cá rạn san hô (CFP). Đã có 40 đại biểu trong đó bao gồm 11 thành viên Ban điều hành dự án tham dự hội thảo.

Cuốn “Ciguatera: Field Reference Guide” được dịch ra năm thứ tiếng: Trung, Thái, Philippines, Malay và Việt. Bản dịch tiếng Malay và Philippines đã được hoàn chỉnh. Bản tiếng Trung, Thái và Việt sẽ hoàn chỉnh trong tháng 6 năm 2014. Ngoài ra, đại biểu Nga và Nhật Bản cũng đồng ý dịch cuốn sách sang tiếng Nga và tiếng Nhật. Hội thảo cũng nhất trí ngộ độc cá rạn san hô (CFP) sẽ là một trong những hoạt động chính của dự án TMO trong năm 2014-2015. Hiện trạng độc tố ciguatera có thể được đánh giá thông qua nghiên cứu các loài cá rạn và các loài tảo đơn bào hai roi là nguyên nhân gây ngộ độc. Hội thảo khuyến khích các đại biểu của các nước tham gia đánh giá tình hình ngộ độc cá rạn san hô (CFP) tại nước mình. Hội thảo cũng đề xuất thực hiện chuyến khảo sát thực địa phối hợp về hiện tượng bùng nổ ngộ độc cá rạn san hô trong khu vực.

Tuy nhiên, do những khó khăm trong nghiên cứu CFP, như việc thu mẫu, cơ sở vật chất phòng thí nghiệm và nguồn nhân lực hạn chế, TS. Đào Việt Hà, Phụ trách dự án TMO gợi ý rằng dự án nên tập trung hoạt động trong thời gian 2014 – 2015 vào việc soạn thảo cuốn Sách Hướng dẫn về Độc tố.


 

2016 4 14 h4

Hội thảo lần thứ ba của dự án WESTPAC “Sinh vật biển độc hại” (WESTPAC–TMO-III) và Hội thảo phối hợp về Tảo độc của Singapore được tổ chức cùng với Đại học Quốc gia Singapore tại Viện Khoa học Biển Nhiệt đới (TMSI), Đại học Quốc gia Singapore từ ngày 6-10 tháng 3 năm 2013. Ngoài ra một hội thảo chuyên đề (seminar) cũng được tổ chức trong hai ngày với sự tham gia của 10 đại biểu quốc tế và hơn 150 nhà khoa học trong nước và quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore và một số trường đại học khác tại Singapore đã tới tham dự.

Mục đích của Hội thảo nhằm (1) trao đổi thông tin về tảo độc và các vấn đề liên quan trong khu vực, (2) hoàn thành việc dịch cuốn sách “Ciguatera: field reference guide/un guide pratique” ra một số thứ tiếng, và phác thảo nội dung của website về sinh vật biển độc hại, (3) xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết cho ba năm tới (2013-2015).


 

2016 4 14 h5

Hội thảo lần thứ hai của dự án WESTPAC “Sinh vật biển độc hại” (WESTPAC-TMO-II) được tổ chức tại Viện Hải dương học, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 11 năm 2011. Đã có 22 đại biểu từ sáu nước bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam tham dự Hội thảo.

Tiếp tục kế hoạch hoạt động của dự án WESTPAC-TMO trong năm 2010-2011, một số hoạt động và vấn đề đã được thảo luận trong Hội thảo:

(1) Hoàn thành việc chuẩn bị xuất bản tài liệu nâng cao nhận thức cộng đồng như tờ rơi, áp phích về các loài cá nóc biển độc phổ biến. Một số vấn đề liên quan cũng đã được thảo luận bao gồm việc xuất bản tài liệu bằng nhiều thứ tiếng và xây dựng trang web của dự án.

(2) Xây dựng kế hoạch chi tiết của dự án TMO trong giai đoạn hai năm tới (2012-2013). Chủ nhiệm dự án sẽ trình bày báo cáo về kế hoạch hoạt động này tại Phiên họp lần thứ 9 của WESTPAC vào tháng 5 năm 2012 tại Busan, Hàn Quốc để được chấp nhận và thông qua.

(3) Hoàn chỉnh kế hoạch tổ chức Khóa tập huấn IOC/WESTPAC-TMO–HAB lần 2. Khóa tập huấn sẽ được tổ chức vào năm 2012 dưới sự tài trợ của Trung tâm Khoa học Môi trường tự nhiên Châu Á (ANESC) của Đại học Tokyo, Nhật Bản. Dự án TMO sẽ là đồng tổ chức của khóa đào tạo này. Nội dung chi tiết và số lượng đại biểu cũng đã được khẳng định. Phụ trách dự án TS. Đào Việt Hà sẽ liên hệ với văn phòng WESTPAC để tìm kiếm khả năng hỗ trợ tài chính từ văn phòng.


  

2016 4 14 h6

Hội thảo lần thứ nhất của dự án WESTPAC “Nâng cao nhận thức về sinh vật biển độc hại” (WESTPAC-TMO-I) được tổ chức tại Viện Hải dương học, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam từ ngày 13-15/12/2010 với 22 đại biểu từ 8 các nước thành viên bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore, và Việt Nam tham dự.

Hội thảo được xem là hoạt động khởi động dự án nhằm trao đổi thông tin về hiện trạng ngộ độc do ăn thực phẩm biển tích lũy độc tố tự nhiên tại các nước thành viên để phân tích các nét đặc trưng của các dạng ngộ độc từ nhiều quan điểm khác nhau ví dụ như các sinh vật gây ngộ độc và độc tố, sự phân bố của chúng, tần số xuất hiện, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa. Đặc biệt mục đích của hội thảo là chuẩn bị xuất bản một số tài liệu về sinh vật biển có chứa độc tố (tờ rơi, áp phích về một số loài cá nóc biển độc trong khu vực Tây Thái Bình Dương) và thảo luận về các hoạt động sắp tới trong thời gian từ năm 2011-2012.

Hội thảo đã tập trung vào các vấn đề:
(1) Trao đổi thông tin về hiện trạng ngộ độc do ăn thực phẩm biển có độc tố tự nhiên giữa các nước thành viên;
(2) Phân tích các nét đặc trưng của các dạng ngộ độc từ nhiều quan điểm khác nhau ví dụ như các sinh vật gây ngộ độc và độc tố, sự phân bố của chúng, tần số xuất hiện, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa;
(3) Chuẩn bị xuất bản một số tài liệu về sinh vật biển có chứa độc tố và thảo luận về các hoạt động trong năm tới.

 


Đào tạo

Khóa tập huấn IOC/WESTPAC-TMO lần thứ ba “Hướng dẫn kỹ thuật nghiên cứu về Ciguatera: kinh nghiệm từ Nhật Bản” được tổ chức tại Đại học Tokyo, Nhật Bản, từ ngày 5-6 tháng 11 năm 2013.2016 4 14 h7

 

2016 4 14 h8Khóa tập huấn IOC/WESTPAC-TMO-HAB lần thứ hai “Ứng dụng phương pháp miễn dịch học để phát hiện axit domoic trong sinh vật phù du và động vật có vỏ” là một hoạt động quan trọng của hai dự án WESTPAC-TMO và WESTPAC-HAB trong thời gian từ 2011-2012, được tổ chức tại Viện Hải dương học, Nha Trang, từ ngày 19 – 22 tháng 3 năm 2012. Tổng cộng có 15 đại biểu đến từ 8 nước bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Nga và Việt Nam tham dự. Khóa tập huấn tập trung vào các nội dung sau:
1. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu về HABs đặc biệt là tảo silic độc và độc tố vi tảo, axit domoic thông qua các bài giảng do các chuyên gia nổi tiếng trình bày: (1) Sinh học và sinh thái của HABs; (2) Sinh học và sinh thái của tảo Pseudo-nitzschia (sản sinh ra axit domoic); (3) Hóa học độc tố biển và phương pháp phát hiện độc tố biển, axit domoic; và (4) Ứng dụng phương pháp miễn dịch học ELISA.
2. Hướng dẫn thực hành sử dụng phương pháp ELISA để phát hiện độc tố trong sinh vật phù du và động vật có vỏ.

 

2016 4 14 h9

Khóa tập huấn IOC/WESTPAC-TMO-HAB lần thứ nhất “Phân loại và Sinh thái tảo Pseudo-nitzschia đã được tổ chức từ ngày 20-23 tháng 3 năm 2011 tại Đại học Sarawak, Kota Samarahan, Malaysia. Khóa tập huấn đã được WESTPAC và ANESC, Đại học Tokyo, Nhật Bản đồng tổ chức, với các chuyên gia thỉnh giảng nổi tiếng đến từ Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam và 13 học viên đến từ bảy nước bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Trong khóa đào tạo, một loạt các bài giảng về các nghiên cứu hiện nay về HABs, đặc biệt là về tảo silic độc do các chuyên gia nổi tiếng trình bày và chuyển giao kinh nghiệm thông qua hướng dẫn thực hành. Khóa đào tạo đã giúp các thành viên trong khu vực WESTPAC có một nền tảng để trao đổi thông tin và hợp tác nghiên cứu. Mục đích của Khóa đào tạo nhằm (1) Nâng cao năng lực để đối phó với các vấn đề do HABs gây ra; (2) Củng cố mạng lưới và tăng cường hợp tác trong khu vực trong các nghiên cứu về HABs; và (3) Chuẩn hóa cách tiếp cận khoa học trong việc nhận dạng Pseudo-nitzschia.

  

Báo cáo và tài liệu dự án: http://iocwestpac.org/toxic-marine-organisms/680.html