category category News

Chiều ngày 23/6/2020, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã có buổi làm việc về “Chương trình Quy hoạch không gian biển và Quản trị đại dương tại Việt Nam” với phái đoàn của Ban Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam – Bộ Ngoại giao do ông Mai Phan Dũng, Tổng thư ký làm đại diện và Văn phòng UNESCO tại Hà Nội do ông Michael Croft, Trưởng Đại diện.

Theo Dự thảo báo cáo đề xuất ý tưởng (Concept Note), Chương trình “Quy hoạch không gian biển và Quản trị đại dương tại Việt Nam” (Chương trình) sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực thể chế và năng lực cán bộ của Việt Nam trong vấn đề quy hoạch không gian biển (QHKGB), quản lý tổng hợp vùng bờ và quản trị đại dương; cung cấp khung khổ hỗ trợ me kích hoạt nền kinh tế biển xanh bền vững trên cơ sở các mục tiêu phát triển quốc gia cũng như Chương trình nghị sự 2030. Chương trình cũng sẽ nâng cao nhận thức cộng đồng đối với vấn đề bảo vệ biển và quản lý vùng bờ.

VASI  

Quang cảnh buổi làm việc

Theo đó, Chương trình sẽ đóng góp trực tiếp cho các Mục tiêu Phát triển Bền Vững (SDG), SDG 14 “Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững”, SDG 13 “Có biện pháp khẩn cấp me chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó” và SDG 4 “Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”. Xem xét tác động đáng kể của đại dương đối với một số khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, các hoạt động này cũng sẽ tăng cường nỗ lực me đạt được các mục tiêu toàn cầu khác như an ninh lương thực (SDG 2), tăng trưởng kinh tế bền vững (SDG 8) và sức khỏe con người (SDG 3).

Kết quả tổng thể của Chương trình hỗ trợ QHKGB sẽ đóng góp trực tiếp vào Chiến lược Biển Quốc gia của Việt Nam thông qua hỗ trợ xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia theo định hướng phát triển bền vững kinh tế biển xanh. UNESCO sẽ hỗ trợ thực hiện Chương trình cụ thể thông qua việc cung cấp hướng dẫn kỹ thuật của Ủy ban hải dương học Liên chính phủ của UNESCO (IOC-UNESCO) – tổ chức hàng đầu về hải dương học trong hệ thống Liên hiệp quốc và được hỗ trợ thêm từ chương trình mở rộng của Tổ chức này trên cả nước (như phổ cập kiến thức đại dương cho các trường học ở các tỉnh ven biển).

Kết quả này sẽ đạt được thông qua các mục tiêu cụ thể của Chương trình là: (i) Tăng cường năng lực thể chế về quản trị đại dương và QHKGB quốc gia; (ii) Hỗ trợ xây dựng năng lực cho các năng lực cốt lõi yêu cầu về QHKGB; (iii) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Việt Nam có liên quan trong lĩnh vực; (iv) Tăng cường hợp tác với các đối tác và tổ chức quốc tế có liên quan; (v) Nâng cao nhận thức cộng đồng đối với các vấn đề chủ yếu về biển và vùng bờ; (vi) Thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn với cả khu vực tư nhân trong nước và quốc tế thông qua tất cả các hợp phần có liên quan của Chương trình.

Tại buổi làm việc, các bên đã trao đổi, thống nhất rằng Chương trình đã đạt được những bước đi ban đầu rất hữu ích và phù hợp với khung khổ chính sách của Việt Nam cũng như quốc tế. Tuy nhiên, me có thể đi xa hơn nữa với Chương trình này, các bên cần thống nhất, cập nhật, làm rõ hơn các vấn đề về các phạm vi, mục tiêu, hoạt động cụ thể của Chương trình me đảm bảo tính quốc tế đồng thời phải gắn với các chính sách ưu tiên của Việt Nam hiện nay như: Nghị quyết số 26/NQ-CP về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; hai nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được Thủ tướng giao trình Chính phủ và Quốc hội trong năm 2021, 2022. Theo đó, phương thức tiếp cận của Chương trình cần xem xét điều chỉnh me thực tế hơn so với các mục tiêu tham vọng ban đầu; các vấn đề về khung hoạt động, nguyên tắc huy động, triển khai nguồn lực, cơ chế quản lý, điều phối, trách nhiệm của các bên liên quan,… cũng cần phải được làm rõ và cụ thể hoá me tăng cường tính khả thi cho Chương trình.

Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi; ông Mai Phan Dũng, Tổng thư ký Ban Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; ông Michael Croft, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và các đại biểu nhất trí với đề xuất thể chế hoá khuôn khổ hợp tác me có thể triển khai các bước tiếp theo của Chương trình thông qua một Biên bản ghi nhớ ba bên trong đó xác định rõ nội dung, cơ chế hợp tác, lộ trình, trách nhiệm của các bên. Đồng thời cũng cần bắt tay ngay vào phối hợp triển khai một số hoạt động nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam với UNESCO và quốc tế chẳng hạn xem xét phối hợp tổ chức hội thảo/ diễn đàn khởi động “Thập kỷ của Liên hợp quốc về khoa học biển vì sự phát triển bền vững” vào dịp Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2021 hay các dự án hợp tác nghiên cứu về rác thải nhựa, hỗ trợ tăng cường năng lực cán bộ của Tổng cục thông qua việc tham gia vào các dự án của UNESCO về biển và đại dương; sự tham gia của UNESCO trong việc hình thành Nhóm hỗ trợ Quốc tế về Phát triển bền vững kinh tế biển nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách, trao đổi ý tưởng cho hoạt động của Uỷ ban Quốc gia thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hình thành theo Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 06/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

(Nguồn Thu Thuỷ, Tổng cục Biển hải đảo và UBQG UNESCO)