Tổng số có 33 học viên tham dự đến từ 15 quốc gia bao gồm: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ghana, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Triều Tiên, Malaysia, Nigeria, Peru, Sudan, Thái Lan và Việt Nam. Học viên Việt Nam gồm 2 cán bộ khoa học trẻ của Viện Hải dương học và 1 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.
Nội dung của khóa học:
1. Vai trò của sóng gió trong sự điều chỉnh thông lượng giữa biển và khí quyển
2. Các hiệu ứng quan trọng của sóng mặt lên hệ thống khí hậu
3. Hệ thống gió mùa hoạt động dưới sự biến đổi khí hậu
4. Sự thay đổi và biến đổi của khí hậu trong vùng nhiệt đới
5. Tương tác các quá trình mặt đất và vai trò của chúng đến các quá trình khí quyển.
6. Hoàn lưu ngược kinh tuyến (MOC): Tiêu biểu trong mô hình khí hậu và vai trò biến đổi trong quy mô trung bình và cận quy mô trung bình.
7. Biến đổi mực nước và sự dâng lên của nó

Một số kết quả chính:
- Bước đầu hình thành mạng lưới các nhà khoa học trẻ trong 15 quốc gia và hứa hẹn một sự hợp tác trao đổi khoa học giữa các nhà khoa học trẻ trên cơ sở so sánh các kết quả nghiên tương ứng của mỗi quốc gia.
- Khả năng hợp tác về xây dựng mô hình hóa để tính toán và dự báo các quá trình tương tác đất - biển - khí quyển với tổ chức Trung tâm động lực học biển-Viện hải dương học số 1-cục quản lý biển Trung quốc trong nghiên cứu hải dương học.
- Mở ra triển vọng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin về khoa học biển và kết nối mạng lưới giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước.

 hn

image004

hn1