Nội dung chính của khóa học: Khí hậu gió mùa Châu Á; Đặc điểm hải dương vùng biển Ấn Độ; Các chu trình sinh hóa, sinh học và nguồn lợi thủy sản; Các tiến bộ trong nghiên cứu khoa học biển và sự hợp tác nghiên cứu trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
- Các giảng viên của khóa học là các nhà khoa học đến từ các trung tâm nghiên cứu uy tín của Mỹ, Pháp, Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong các nghiên cứu cơ bản và nhiều ứng dụng mới trong nghiên cứu chuyên sâu.
- Những nghiên cứu mới, phát hiện mới về nghiên cứu biến đổi khí hậu dựa trên ảnh hưởng có tính chu kỳ của gió mùa ở Mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á đã được trình bày tại khóa học này, từ đó mở ra một số hướng hợp tác nghiên cứu cho mỗi quốc gia hoặc chương trình hợp tác của nhiều quốc gia trong các lĩnh vực, bao gồm:
1) Nghiên cứu và dự báo sự thay đổi của các yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, CO2 …) có liên quan đến biến đổi khí hậu mang tính chất chu kỳ của gió mùa.
2) Nghiên cứu ảnh hưởng của axit hóa đại dương đến sự phát triển của các hệ sinh thái biển (vd: rạn san hô)
3) Nghiên cứu phát triển các mô hình sinh học – vật lý, giúp giải thích và dự báo hiện trạng về đa dạng sinh học của quần xã hoặc tính liên kết trong quần thể sinh vật biển, làm cơ sở cho việc quản lý nguồn lợi.
4) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao (vd: giám sát bằng máy quay 3D) trong việc đánh giá các chỉ tiêu môi trường hoặc đa dạng sinh học.
Học viên đến từ các nước Banglades, Indonesia, Kenya, Myanma, Philippin, Srilanka, Trung Quốc, Thái Lan…Việt Nam có một nhà khoa học trẻ của Viện Hải dương học tham dự.

image002

 

Tham khảo tài liệu của Khóa học hè lần thứ 6 của WESTPAC về MOMSEI (Giám sát sự phát triển của gió mùa và tác động của chúng đến kinh tế-xã hội), 26-30/10/2015, Phuket, Thái Lan tại đây: http://iocwestpac.org/calendar/684.html