WESTPAC sẽ tổ chức Hội thảo tập huấn giới thiệu về lặn biển khoa học, thu và xử lý mẫu tảo hai roi sống đáy (Dinoflagellates), từ ngày 17 - 21/ 9/ 2018, tại Phuket, Thái Lan – Hạn nộp hồ sơ gởi trước ngày 8/8/2018

Thông tin chung

Trong hệ sinh thái rạn san hô biển nhiệt đới, tảo hai roi sống đáy là một trong những yếu tố sinh học quan trọng cần phải quan trắc. Các loài tảo này có khả năng sản xuất các loại độc tố sinh học biển, và chúng có thể tích lũy vào chuỗi thức ăn sinh vật biển, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng thủy sản.

Một số chi của loài tảo này đã được biết đến là nhà sản xuất độc tố sinh học gây ra hiện tượng ngộ độc cá biển Ciguatera (CFP) và ngộ độc tiêu hóa do các loài thân mềm hai mảnh vỏ (DSP), làm ảnh hưởng đến nghề cá ven biển đang phụ thuộc nhiều vào hệ sinh thái rạn san hô. Bên cạnh khả năng bùng phát trong môi trường biển và tác động có hại của chúng, các loài tảo này đã được xác định là một dạng năng lượng tái tạo và là nguồn hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học giá trị cao với tiềm năng thương mại rất lớn.

Khác với các loài tảo lam sống nổi ở lớp nước tầng mặt, các chi tảo hai roi sống đáy vẫn còn nhiều bí ẩn cần nghiên cứu. Do đó, việc thu mẫu và xác định các loài tảo này trong khu vực, và đặc biệt là nguy cơ gây ngộ độc CFP do các loài tảo này gây ra rất là quan trọng.

Lặn biển khoa học thường được sử dụng để điều tra khảo sát dưới nước và lấy mẫu. Nó được định nghĩa là là một hoạt động khoa học cần thiết để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu biển. Lặn khoa học cung cấp cho nhà nghiên cứu các kỹ thuật quan sát trực tiếp, thao tác thử nghiệm, thu thập mẫu, dữ liệu và tiến hành khảo sát khoa học.

Mặc dù khoa học lặn ngày càng quan trọng trong nghiên cứu biển, nhưng trong thời gian vừa qua hoạt động khoa học này chưa được quan tâm trong cộng đồng khoa học biển WESTPAC do nhận thức rằng đấy chỉ đơn thuần là một hoạt động giải trí. WESTPAC chưa có các khóa đào tạo lặn chính thức, và đa số các nhà khoa học của chúng ta có được chứng chỉ lặn thông qua các câu lạc bộ đào tạo lặn giải trí.

Thiếu các khóa đào tạo lặn mang tính khoa học và hệ thống chứng chỉ đào tạo sẽ là những trở ngại lớn cho các nhà khoa học trong khu vực khi tiến hành nghiên cứu khảo sát dưới nước, tiếp cận các tiến bộ khoa học công nghệ khoa học biển, trao đổi học thuật quốc tế và hợp tác nghiên cứu với các nước phát triển khác. Do đó, các nhà khoa học biển cần phải được đào tạo lặn một cách khoa học để sử dụng công cụ lặn ở mức độ thành thạo cho phép họ tập trung vào nhiệm vụ nghiên cứu khảo sát dưới nước và giữ an toàn cho bản thân.

Mục tiêu khóa đào tạo

Hội thảo tập huấn này là một khóa đào tạo chuyên sâu cấp cao được tổ chức trong khu vực với các nhiệm vụ khoa học được xác định cẩn thận. Khóa đào tạo sẽ do các giảng viên đẳng cấp quốc tế giảng dạy. Hội thảo tập huấn này nhằm mục đích đào tạo các nhà khoa học trẻ đến từ các cơ quan chính phủ trong khu vực các giao thức chuẩn trong lặn khoa học, lấy mẫu dưới nước, xử lý mẫu, nuôi cấy và nhận dạng các loại thực vật đáy biển.

Chương trình

Hội thảo tập huấn chuyên sâu trong 5 ngày, sẽ bao gồm hai chương trình song song: Chương trình I sẽ giới thiệu về lặn khoa học, Chương trình II về kỹ thuật xử lý, phân lập và nuôi cấy mẫu các loài sinh tảo hai roi sống đáy.

Hội thảo này sẽ gồm các bài giảng, thuyết trình, đào tạo thực hành, đào tạo lặn khoa học, tập huấn thực tế và thảo luận bàn tròn vào cuối mỗi ngày để tóm tắt kết quả.

Các bài giảng sẽ bao gồm các kỹ thuật liên quan đến lấy mẫu dưới nước, xử lý và xác định loài bằng cả hai kỹ thuật thông thường và tiên tiến. Việc sử dụng các chất bảo quản khác nhau trong việc bảo quản mẫu và xác định loài sẽ được thảo luận. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thực hành bao gồm việc phân lập tế bào tảo bằng kỹ thuật micropipetting, lựa chọn môi trường nuôi cấy axen/không axen.

Đối tượng tham gia

Khuyến khích các nhà khoa học tham gia, đặc biệt là các nhà khoa học biển chuyên về sinh vật đáy. Ứng cử viên sẽ do Điều phối IOC WESTPAC Quốc gia giới thiệu.

Mặc dù khoa học lặn là một hoạt động thú vị, đầy thách thức và mạo hiểm, nó có thể nguy hiểm và thậm chí gây tử vong vì nó liên quan đến điều kiện và môi trường lặn. Đối với những người quan tâm đến khóa đào tạo này, vui lòng tham khảo các yêu cầu được mô tả trong Phụ lục.

Cách đăng ký hoặc nộp đơn xin hỗ trợ tài chính

Đối với bất kỳ ai quan tâm đến việc tham gia khóa đào tạo này, vui lòng điền vào Form đăng ký .

Do nguồn tài chính hạn chế trong việc hỗ kinh phí đi lại cho một số ứng viên được chọn, đặc biệt là những ứng cử viên từ các quốc gia đang phát triển. Một ủy ban chung sẽ được thành lập để lựa chọn những người tham gia phù hợp nhất, những người sẽ được hỗ trợ tài chính. Việc lựa chọn sẽ được thực hiện chủ yếu dựa trên CV của người nộp đơn, mô tả về kinh nghiệm làm việc theo biểu mẫu và các hoạt động của ứng cử viên ở WESTPAC hoặc các chương trình quốc tế khác.

Thông tin cập nhật về hội thảo sẽ được cung cấp, trong khóa học do, trên trang web của WESTPAC (http://iocwestpac.org).

Xin vui lòng điền vào Form đăng ký và gửi hồ sơ bằng Email cho cô Nachapa Saransuth (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.) và cô Kingkanjana Sangtunchai (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ), gởi Cc tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.. Hồ sơ gởi trước ngày ngày 8 tháng 8 năm 2018.

Phụ lục: Chi tiết về hai chương trình song song

Chương trình I: Giới thiệu về Lặn khoa học

Chương trình này được thiết kế trên cơ sở học viên học thực tế với các huấn luyện viên lặn có bằng cấp về kỹ thuật và phương pháp lặn khoa học cơ bản để thu thập dữ liệu sinh học biển. Các chủ đề giảng dạy: bao gồm lập bản đồ, ước tính thông số về thực vật hoặc động vật, thu thập dữ liệu và thu mẫu dưới nước. Các kỹ thuật nghiên cứu cụ thể sẽ được giảng dạy trong quá trình đào tạo.

Nôi dung của khóa học này bao gồm các bài thuyết trình và thảo luận trong các lĩnh vực sau:
• Giới thiệu lặn khoa học
• Ứng dụng lặn khoa học
• Bộ huấn luyện và kỹ năng lặn khoa học
• Khoa học quản lý rủi ro và các vấn đề có thể phải đối mặt
• Lặn khoa học - Thu mẫu tảo Dinoflagellates
• Lặn khoa học – Trong môi trường khắc nghiệt
• Lặn khoa học trong việc triển khai nghiên cứu san hô với phương pháp CISME (Coral In situ Metabolism ), là phương pháp lặn nghiên cứu với các phép đo không phá hủy hô hấp rạn san hô, quang hợp và làm vôi hoá.

Các buổi thực hành kỹ năng học viên sẽ học trong cả hồ bơi và môi trường nước thực tế. Học viên cũng sẽ học cách sử dụng các thiết bị khảo sát và các phương pháp khảo sát sinh vật biển như: quadrats, transects, visual censusing, ‘Coral Watch’, ‘Coral Finder”, CISME, BETA sampler…

Yêu cầu của khóa học
Thời gian học:
Tổng cộng 30 giờ (15 giờ giảng/ thuyết trình/ thảo luận và 15 giờ trong đào tạo thực tế ở các môi trường nước).

Điều kiện tiên quyết: Mỗi sinh viên phải trình các chứng chỉ, chứng nhận theo yêu cầu dưới đây trước khi bắt đầu khóa học:

• Chứng nhận Open Water Scuba Diver đã tham gia khóa đào tạo lặn từ trung tâm đào tạo lặn được công nhận bởi các cơ quan thẩm quyền quốc gia.
• Xác nhận sức khỏe (Nếu có bất kỳ yếu tố sức khỏe nào không đảm bảo, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ vì mục đích an toàn tính mạng trước khi tham gia các khóa học của chúng tôi.)
• Quyết định có trách nhiệm pháp lý
• Tuyên bố về an toàn tiêu chuẩn
• Bảo hiểm cho lặn biển
• Giấy xác nhận bơi lội chứng minh khả năng bơi lội/tay nghề ở một số nội dung sau:
 Bơi dưới nước 25 mét không ngẩng đầu thở trên mặt nước.
 Bơi 400 mét trong vòng khoảng 10 phút.
 Đứng nước trong vòng 15 phút (2 phút cuối cùng cũng không cần dùng tay).
 Dùng ống thở, kính và chân vịt di chuyển trong 800 mét nước với thời gian khoảng 17 phút.
 Di chuyển người khác có khối lượng mình đi trong 25 mét nước.
 Kéo một thợ lặn khác 100 mét trong vòng khoảng 4 phút.
• Học viên phải tham dự tất cả các buổi học và đi lặn thực tế.

Trang thiết bị:
Khuyến khích học viên sử dụng các thiết bị lặn của riêng mình, trừ bình lặn. Yêu cầu thiết bị cá nhân, các học viên tham dự phải tự trang bị:
• Mặt nạ, chân vịt, ống thở snorkel
• Bộ đồ lặn (dày tối thiểu 3mm)
• Găng tay, ủng
• Dao
• Máy tính/máy ảnh/máy quay dưới nước
• UW Torch
• UW Compass
• Túi đựngthiết bị

Thiết bị bắt buộc bổ sung:
Tất cả các học viên tham gia cũng sẽ được trang bị các thiết bị liệt kê dưới đây. Nếu cá nhân không có các thiết bị này, PMBC sẽ cung cấp. Vui lòng liên hệ Ms Lalita Putchim (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ) trước để biết thêm chi tiết.
•Regulator with alternate air source, low-pressure inflator hose, and submersible pressure gauge
• Depth gauge and timing device/watch
• Buoyancy compensator (BCD) with power inflator
• Weight system with weights (weight belt or BC-integrated weights acceptable)
• Whistle (for surface signalling)

Mục tiêu khóa học:

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có thể xây dựng cho mình các kỹ năng:
1. Lập kế hoạch và thực hiện các nghiên cứu khảo sát dưới nước an toàn và hiệu quả
2. Thu thập dữ liệu bằng thiết bị hình ảnh, ảnh chụp và/hoặc phim video
3. Thu thập dữ liệu bằng thiết bị khoa học
4. Khảo sát một quần thể sinh vật dưới nước (thực vật và động vật)
5. Phân tích và trình bày dữ liệu về quần xã sinh vật và môi trường sống chúng dựa vào các yếu tố được thu thập được.
6. Xác định các vấn đề và nguy cơ trong việc lặn, chuẩn bị tốt các kỹ thuật
và các thủ tục cần thiết để giảm thiểu các tai nạn trong quá trình lặn.

Chứng chỉ khóa học:

Hoàn thành khóa học các học viên sẽ nhận Chứng chỉ Lặn cấp 1 khóa học CMAS do World Underwater Federation (CMAS) cấp, và nghe giới thiệu về Chứng chỉ lặn khoa học do tổ chức Sea Dweller Underwater Academy (SDUA) cấp.

Chương trình II: Xử lý mẫu, nhận dạng và kỹ thuật nuôi cấy tảo hai roi sống đáy

Các loại tảo hai roi sống đáy có khả năng sản xuất các loại độc tố sinh học. Các loại độc tố sinh học biển này có thể tích lũy vào các chuỗi thức ăn và gây nguy hiểm cho người tiêu dùng hải sản. Ví dụ: Gambierdiscus spp. là một loại tảo hai roi sinh ra độc tố gambiertoxin mạnh (GTX) và ciguatoxin (CTX) gây ra ngộ độc cá ciguatera (CFP) ở người. Báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng có sự liên quan giữa biến đổi khí hậu, sự axit hóa đại dương và sự phân bố rộng của các loại tảo hai roi sống đáy có độc tính.

Trong các hệ sinh thái rạn san hô biển nhiệt đới, việc khai thác của con người đã tác động làm thay đổi các hệ sinh thái về cấu trúc và khả năng phục hồi của quần xã. Trong số các vi sinh vật sống trong các hệ sinh thái rạn san hô, tảo hai roi sống đáy là một trong những thành phần sinh học quan trọng, một số loài đã được nghiên cứu là gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Như hiện tượng ngộ độc cá Ciguatera (CFP), một căn bệnh gây ra bởi một số loài tảo thuộc chi Gambierdiscus, làm ảnh hưởng cộng đồng dân cư ven biển sống bằng nghề khai thác cá rạn san hô. Sự phát triển dày đặc của loại tảo hai roi Ostreopsis tạo ra các độc tố sinh học trong không khí ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch biển, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của du khách trên bãi biển. Mặc dù đã được xác định là loại tảo gây hại, tuy nhiên hiện nay một số nghiên cứu đã phát hiện các loại tảo này có khả năng là dạng năng lượng tái tạo thay thế trong tương lai và là nguồn hợp chất thiên nhiên chứa các hoạt tính sinh học giá trị cao có tiềm năng thương mại.

Không giống như các sinh vật phù du nở hoa thường xuất hiện ở tầng mặt, hiện tượng tảo nở hoa/thủy triều đỏ dễ dàng được quan trắc. Đối với các loại tảo sống đáy này rất khó quan sát, chính vì vậy hiện tượng bùng phát nở hoa của chúng khó được dự báo trước. Phương pháp lặn khoa học được sử dụng để quan trắc dưới nước và thu thập mẫu. Trong hội thảo này, sự kết hợp giữa lặn khoa học và thu thập mẫu tảo hai roi sống đáy trong hệ sinh thái san hô ven biển Thái Lan.

Chương trình này nhằm mục đích đào tạo các nhà khoa học trẻ và các cơ quan chính phủ các nước châu Á về phương pháp thu mẫu, nhận dạng và nuôi cấy các loài sinh vật biển sống đáy. Bài giảng sẽ bao gồm các kỹ thuật liên quan đến thu mẫu, xử lý mẫu và xác định loài. Việc sử dụng các chất bảo quản khác nhau trong xử lý mẫu và xác định loài sẽ được thảo luận. Phòng thí nghiệm/thực hành sẽ bao gồm việc áp dụng kỹ thuật micropipette, lựa chọn môi trường nuôi cấy và các chế phẩm nuôi cấy axen/không axen. Tăng tỷ lệ thành công trong nuôi cấy là rất quan trọng cho việc sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học cho mục đích thương mại.