category category Tin tức

Từ ngày 26 đến 28 tháng 09 năm 2018, nhóm Tư vấn Wespac đã họp tại thủ đô Manila - Phillipines. Nội dung chính của cuộc họp là thảo luận về kế hoạch hoạt động của WESTPAC trong giai đoạn tới đây.

Hop tu van Westapc Sep 2018 photo

Các chuyên gia của nhóm tư vấn đã tổng quan lại các Chương trình/Dự án đang triển khai theo kế hoạch từ Phiên họp WESTPAC lần thứ 11 năm 2017 tại Trung Quốc, và đưa ra các khuyến nghị cho các dự án đang thực hiện. Nội dung thảo luận gồm các hướng nghiên cứu như sau:

Các dự án về các quá trình hải dương học và khí hậu vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương:

o Giám sát chế độ gió mùa và tác động của gió mùa đối với hệ sinh thái và xã hội (MOMSEI);
o Hệ thống dự báo đại dương (OFS);
o Giám sát những tác động sinh thái của sự axít hóa đại dương lên các rạn san hô;
o Tương tác giữa biển và khí quyển do dòng chảy Kuroshio và những tác động của nó đối với khí hậu;
o Trầm tích các cửa sông ở Biển Đông và những tác động của nó đối với môi trường (FluSed);
o Nghiên cứu vùng nước trồi thông qua dữ liệu tích hợp phục vụ hướng nghiên cứu duy trì sức khỏe và năng suất sinh học đại dương;
o Các biến động môi trường vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương trong mối liên quan với tương tác giữa biển và khí quyển;
o Mạng lưới dịch vụ và quan trắc vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPON);
o Nhóm chuyên gia tiếp tục xây dựng cơ sở khoa học để thông qua dự án “Hợp tác nghiên cứu dòng chảy Kuroshio và các vùng biển lân cận – CSK 2”, dự án rất cần sự hợp tác giữa các Viện và các cơ quan của chính phủ các nước trong khu vực. Nhóm chuyên gia dự án CSK 2 sẽ họp vào tháng 01/ 2019 tại Yokohama, Nhật Bản, và đệ trình dự án tại Phiên họp lần thứ 12 của WESTPAC để xem xét việc triển khai dự án.

Các dự án về đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển lành mạnh và an ninh thủy sản:

o Đa dạng sinh học - bảo tồn vùng ven biển và biển;
o Khả năng phục hồi của san trước vấn đề biến đổi khí hậu và tác động của nhân loại;
o Phân loại ADN và giám sát một số loài sinh vật biển ở rạn san hô;
o Độc tố biển và an toàn thực phẩm;
o Tảo độc;
o Viễn thám biển và lập các bản đồ môi trường sinh cảnh ven biển;
o Xác định các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở châu Á nhiệt đới để bảo tồn hiệu quả;
o Mạng lưới nghiên cứu sứa độc hại;
o Nghiên cứu và quan trắc vi nhựa trong môi trường biển;

Nâng cao kiến thức về các vấn đề khoa học biển mới nổi toàn cầu

Bên cạnh các dự án đang được triển khai, nhóm tư vấn WESTPAC thảo luận về dự án “Mạng lưới oxy đại dương - WESTPAC O2NE”, dự kiến khởi động trước Phiên họp WESTPAC tiếp theo. Mạng lưới WESTPAC O2NE trong khuôn khổ Mạng lưới Oxy Đại dương Toàn cầu (Global Ocean Oxygen - Network GO2NE) được thành lập bởi IOC/ UNESCO năm 2016, GO2NE cam kết cung cấp những thông tin toàn cầu về vấn đề sụt giảm oxy trong đại dương; tập trung nghiên cứu vấn đề này ở nhiều khía cạnh và những tác động của nó đối với trái đất; cung cấp tư vấn khoa học cho các nhà hoạch định chính sách để có các định hướng và chính sách môi trường nhằm giảm các tác động môi trường gây ra hiện tượng sụt giảm oxy trong môi trường biển, bảo tồn tài nguyên biển.

Dự án “Trao đổi năng lượng và vật liệu giữa đất liền và đại dương” đang được thảo luận để có đầy đủ cơ sở khoa học thông qua dự án.

Phát triển năng lực khoa học biển, quan trắc biển và các dịch vụ.

Ngoài 2 Trung tâm đào tạo cho khu vực là: “Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Khu vực về Động lực và Khí hậu Đại dương (RTRC-ODC) tại Trung Quốc”; “Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khu vực về Sức khỏe Sinh thái và Đa dạng sinh học biển (RTRC-MarBEST) tại Indonesia”, WESTPAC dự kiến sẽ mở thêm Trung tâm đào tạo Phục hồi và Quản lý Rạn san hô.

Thảo luận chuẩn bị Hội nghị khoa học biển quốc tế lần thứ 11 của WESTPAC vào ngày 4-7 tháng 8 năm 2020, tại Indonesia

Với các nội dung kỹ thuật về (1) Hiểu quy trình và khí hậu biển ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, (2) Đảm bảo đa dạng sinh học biển, an toàn thực phẩm và an ninh, (3) Bảo vệ sức khỏe đại dương; và (4) Nâng cao kiến thức về các vấn đề xuyên suốt và mới nổi. Các nội dung này có thể bao gồm các chủ đề tương ứng sau đây: 1. Thập kỷ của Liên Hợp Quốc về khoa học biển; 2. Biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai như bão; 3. Vấn đề đa dạng sinh học và môi trường, chẳng hạn như ô nhiễm dược phẩm; 4. Nghiên cứu biển sâu.

Thảo luận về việc chuẩn bị triển khai Thập kỷ của Liên Hiệp Quốc về khoa học biển và phát triển bề vững (2021-2030)

Tại phiên họp thứ 51 của Hội đồng điều hành IOC/UNESCO, một số quốc gia thành viên WESTPAC đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với WESTPAC trong việc chuẩn bị và thực hiện Thập kỷ của Liên hợp quốc. Nhóm tư vấn WESTPAC đề xuất hội thảo khu vực về việc triển khai chương trình Liên Hợp Quốc vào tháng 8 năm 2019 .

Dự kiến đề xuất hợp tác khảo sát khoa học giữa các nước trong khu vực Biển Đông.

Dự kiến hợp tác phát triển dữ liệu và trao đổi thông tin dường như khả thi đối với các nước ở Biển Đông dựa trên lợi ích chung của quốc gia về đa dạng sinh học, chất lượng nước, sức khỏe hệ sinh thái, axit hóa đại dương, ô nhiễm vi nhựa, tầy trắng san hô, sự sụt giảm oxy trong đại dương.

Tham gia họp nhóm tư vấn WESTPAC có PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn – Viện trưởng Viện Hải Dương Học, Chủ tịch IOC/WESTPAC. PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn cùng với các chuyên gia đã có những đóng góp thảo luận và sẽ thông qua một số dự án như “Khả năng phục hồi của san hô trước vấn đề biến đổi khí hậu và tác động của nhân loại”; Xem xét phát triển cơ sở dữ liệu Metadata về vấn đề tẩy trắng san hô ở Biển Đông và hiện tượng sụt giảm oxy trong đại dương.