category category Tin tức

IOC/UNESCO và Tiểu ban IOC/WESTPAC phát biểu cam kết chống lại rác thải ra biển tại Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN

Ngày 5 tháng 3 năm 2019 tại Bangkok, các Bộ trưởng của 10 nước ASEAN đã tập trung tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN bàn về vấn đề rác thải ở biển. Hội nghị thảo luận nhằm đạt được thỏa thuận giữa tất cả các nước ASEAN và đưa ra khuôn khổ cho các kế hoạch hành động, phối hợp trong việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa đang gây thiệt hại cho môi trường biển. Một số tổ chức và chương trình quốc tế đã được mời tham dự cuộc họp cấp cao này, bao gồm IOC/UNESCO, GEF, Ngân hàng thế giới, UNEP, IUCN và WWF.

Cuộc họp lên đến đỉnh điểm trong việc thảo luận Tuyên bố Bangkok, thỏa thuận đầu tiên của ASEAN về xử lý rác thải biển và Khung hành động ASEAN về rác thải trong biển đã được đưa ra. Tuyên bố dự kiến sẽ được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 6 năm 2019.

ASEAN meeting combating marine debris 5 3 2019

Được sự ủy quyền của Ông Vladimir Ryabinin - Thư ký điều hành IOC/UNESCO, Ông Wenxi Zhu - Chánh Văn phòng IOC/WESTPAC tại Bangkok đã tham dự cuộc họp và đưa ra những cam kết nỗ lực của IOC trong việc chống lại rác thải vào biển.

 Ông Wenxi Zhu đã phát biểu tại Hội nghị:

  • Tầm quan trọng sinh thái, xã hội và kinh tế của đại dương, biển và bờ biển đối với tất cả người dân và các quốc gia trong khu vực. Một khu vực ASEAN bền vững không thể thực hiện được nếu không có một đại dương sạch và trong lành. Để có một đại dương khỏe mạnh và sạch cần phải có sự đầu tư vào khoa học và đổi mới công nghệ.
  • Khoa học, công nghệ và đổi mới là những động lực chính cho sự phát triển kinh tế xã hội. IOC/UNESCO đang giải quyết vấn đề về rác thải trong môi trường biển thông qua sự tài trợ và hỗ trợ tích cực từ tổ chức Môi trường Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế khác; Nhóm công tác 40 (WG40) thuộc tổ chức chuyên gia khoa học về bảo vệ môi trường biển (GESAMP) - một cơ quan tư vấn cho hệ thống của Liên Hợp Quốc về các khía cạnh khoa học về bảo vệ môi trường biển. Nhóm công tác hiện đang tập trung vào đánh giá chất thải vi nhựa và nhựa trong môi trường biển. Trong khu vực ASEAN, Tiểu ban IOC khu vực Tây Thái Bình Dương (IOC/WESTPAC) đang hợp tác chặt chẽ với tất cả các nước trong khu vực, nỗ lực soạn thảo bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật để lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm cho các chuyên gia về môi trường biển, và đồng thời cung cấp một nền tảng kiến thức về chất thải vi nhựa và các tác động của nó đối với các hệ sinh thái biển.
  • Ông Wenxi Zhu cũng nhấn mạnh rằng Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) đã tuyên bố Thập kỷ Khoa học Đại dương của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (2021 - 2030) để hỗ trợ các nỗ lực nhằm đảo ngược chu kỳ suy giảm sức khỏe đại dương và tập hợp các nhà khoa học và các bên liên quan đến đại dương trên toàn thế giới nhằm hướng tới một khuôn khổ chung trong kế hoạch hành động, đảm bảo đổi mới khoa học và công nghệ biển nhằm có thể hỗ trợ đầy đủ cho các quốc gia trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
  • Cuối cùng, ông nhận định rằng, chỉ thông qua hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ và chia sẻ kiến thức, các nước ASEAN mới có thể thành công trong việc đạt được sự tăng trưởng bền vững dựa vào đại dương. Do đó, UNESCO và IOC đã mời tất cả các quốc gia thành viên ASEAN, cộng đồng khoa học, xã hội, các doanh nghiệp tư nhân tham gia tích cực chống lại rác thải vào biển.

(Nguồn IOC/WESTPAC)